Guestbook

UONG CAFE LOI VA HAI RA SAO bs tran le vinh

UONG CAFE LOI VA HAI RA SAO bs tran le vinh
Link cố định 12/02/2011@21h48, 65 lượt xem, viết bởi: bsvinh73
Chuyên mục: Nhật ký
UONG CAFE LOI VA HAI RA SAO
bsvinh73@yahoo.com.vn
Uống từ 1 đến 2 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp cơ thể sảng khoái, linh hoạt. Tuy nhiên, dùng thường xuyên với liều cao hơn có thể gây nghiện, làm gia tăng những đáp ứng stress, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
Cà phê là một thức uống rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Có lẽ không có 1 chất kích thích nào được sử dụng rộng rãi và hợp pháp trên toàn thế giới như cà phê. Cà phê được bán dưới nhiều dạng, dạng hạt, dạng bột hoặc thức uống ngay tại chỗ, trong siêu thị, nhà hàng hay quán cóc. Bạn có thể mua bất kỳ lúc nào và mua bao nhiêu cũng được. Cà phê là 1 chất kích thích. Tuy nhiên, một số thông tin gần đây lại cho biết những luận điểm trái ngược nhau về tác động của loại thức uống nầy. Có người nói uống cà phê nhiều làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Người khác lại cho rằng cà phê làm tăng áp huyết, đường huyết thậm chí còn gây vô sinh. Đâu là sự thật?
Thêm giọt đắng thêm nguồn tận hưởng!
Thật thú vị khi cùng ngồi với vài người bạn thân bên ly cà phê bốc khói vào những buổi sáng sớm. Hương thơm, vị đắng và sự ấm áp của cà phê nóng kích thích những đầu dây thần kinh từ đầu lưỡi đến dạ dày nhanh chóng lan toả cảm giác sảng khoái toàn khắp cơ thể. Nhấm nháp từng ngụm cà phê, lần giở từng trang báo mới vào mỗi buổi sáng cũng là thú vui quen thuộc của nhiều người trung niên. Đối với một số bạn trẻ, đến một quán cà phê quen nhìn từng giọt cà phê rơi, lắng nghe tiếng nhạc, thỉnh thoảng liếc nhìn cô hàng cà phê xinh xinh vào mỗi cuối tuần cũng là một thú tiêu khiển để thư giãn sau 1 tuần làm việc căng thẳng.
Có nhiều loại cà phê khác nhau, cà phê Arabica hay Robusta, cà phê Bắc Mỹ hay cà phê Việt nam. . . Công thức chế biến từ nhà máy hoặc pha chế ở mỗi quán hoặc mỗi người cũng khác nhau, cà phê phin, cà phê vợt, cà phê espresso, cappucino. . .Đến cách uống cũng khác nhau, cà phê nguyên chất hay có thêm đường, sữa; cà phê tan liền hay cà phê lọc. Đối với nhiều người trên thế giới, uống cà phê là 1 cách hưởng thụ trong cuộc sống, mỗi người lại có một cái “gu” cà phê khác nhau, nên thường nói là thưởng thức cà phê mà không chỉ là uống cà phê.
Cà phê, vị thuốc.
Caffeine là hoạt chất chủ yếu trong những ly cà phê được uống hàng ngày. Hạt cà phê là nguồn cung cấp chánh chất nầy. Caffeine cũng có trong trà, ca cao, kẹo chocolate, một số nước uống, nước tăng lực và nhiều loại tân dược. Tuỳ theo loại và cách pha chế, mỗi ly cà phê có từ 100 đến 170mg caffeine, 1 ly trà có khoảng 50mg, 1 thỏi chocalate 200g có từ 20 đến 60mg caffeine, 1 lon coca 250cc khoảng 35mg caffeine, 1 lon red bull khoảng 80mg. Chẳng lạ khi nhiều tàí xế cho biết những loại “nước uống tăng lực” là bí quyết để chống buồn ngủ khi phải lái xe trên đường dài!
Hệ thần kinh trung ương rất nhạy cảm với cà phê. Liều từ 100 đến 200mg gây hưng phấn thần kinh giúp suy nghỉ linh hoạt, kích thích tuần hoàn và hô hấp. Tuy nhiên với liều cao hơn, 4 hay 5 ly cà phê trong 1 buổi có thể gây buồn nôn, căng thẳng, hồi hộp, tim đập dồn dập, mất ngủ. Tuỳ theo người, những triệu chứng này có thể kéo dài từ 4 đến 8 giờ sau đó. Trong dược khoa, caffeine là 1 loại thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn và hô hấp, lợi tiểu nhẹ, có thể dùng để trợ tim hoặc giúp dễ thở. Caffeine cũng thường được phối hợp dùng trong nhiều loại thuốc trị cảm sốt như Excedrin, Midol, Anacin để làm giảm đau, giảm mệt mỏi.
Cà phê có hàm lượng cao chất chống oxy hoá.
Giống như nhiều loại hạt thô khác, hạt cà phê có hàm lượng cao những hợp chất polyphenols là những chất chống oxy hoá. Quá trình rang cà phê làm gia tăng tỷ lệ nầy. Theo 1 nghiên cứu của trường Đại học Scranton, Pennsylvania, tỷ lệ chất chống oxy hoá trong hạt cà phê còn cao hơn so với một số thực vật khác như táo, cà chua, cranberries. Giáo sư Joe Vinson, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cũng cho biết cà phê đã rút bớt chất caffeine hay cà phê thường đều có lượng chất chống oxy hoá như nhau. Theo ông, tính trung bình, người Mỹ hiện nay đang hấp thu lượng chất chống oxy hoá từ cà phê dùng hàng ngày nhiều hơn so với bất cứ loại thực phẩm nào khác![i] Chất chống oxy hoá giúp trung hoà những gốc tự do để ngăn chận quá trình hư hại tế bào và DNA trong các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hoá.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nghiên cứu của ông không xác định uống cà phê có lợi cho sức khoẻ vì cơ thể không thể hấp thu hết được lượng chất chống oxy hoá trong cà phê chưa kể đến tác dụng kích thích của loại thức uống nầy. Bù lại, ông khuyên mọi người nên ăn nhiều rau quả và các loại hạt thô để bảo đảm được nhu cầu chất chống oxy hoá cần thiết.
Cà phê có giúp giảm stress?
Do tác dụng kích thích thần kinh, cà phê làm tăng tiết những hormon stress như adrenalin, cortisol nên có thể tăng cường khả năng “chống trả hoặc bỏ chạy” giúp ta năng động, linh hoạt và thêm công suất cơ bắp để làm giảm tạm thời sự mệt mỏi. Cà phê có thể giúp giải toả sự buồn tẻ và cả buồn ngủ của những công việc đơn điệu như lái xe, canh gát, trông trẻ, chăm sóc người ốm. Tuy nhiên khi được sử dụng nhiều, những kích hoạt liên tục sẽ gây ra nhiều phản ứng độc hại. Do sự quen thuốc, lượng thức uống mà cơ thể cần sẽ càng cao. Với liều lớn hoặc dùng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tăng đáp ứng viêm và ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động chức năng của các cơ quan[ii]. Như vậy, uống 1 ly cà phê lúc sáng sớm để tạo sự hưng phấn trước khi bắt đầu 1 ngày làm việc hoặc uống trước khi vận động là tốt nhưng dùng nhiều hơn hoặc dùng vào buổi chiều là không nên. Sự mệt mỏi và căng thẳng gây ra do làm việc quả tải, quá giờ cần phải được cần phải được bố trí nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý hơn là cố duy trì bằng những chất kích thích.
Cà phê và bệnh tim mạch, tiểu đường.
Nghiên cứu của trường Đại học Oklahoma đã cho biết uống từ 4 đến 5 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp ở những người có nguy cơ cao[iii]. Một khảo sát khác trước đó cũng cho biết những người thường dùng trên 1 ly cà phê mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim và đột quỵ so với người không dùng cà phê (U.S. Pharmacist 14,6:28). Nói chung, cà phê có thể tạm thời gia tăng những đáp ứng stress, tăng nhịp tim, tăng áp huyết. Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với người có nguy cơ cao hoặc đang bị cao huyết áp, việc lập đi lập lại nầy dễ dẫn dến bệnh tật.
Đối với bệnh tiểu đường, từng có một nghiên cứu[iv] được phổ biến chính thức trên tờ the Annals of Internal Medicine cho biết uống nhiều cà phê có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ ở những đối tượng khoẻ mạnh, không mắc bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch. Tuy nhiên, ở những người đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2, một nghiên cứu[v] mới nhất của trường Đại học Duke đã xác định loại thức uống nầy có tác dụng làm tăng mức đường huyết sau khi ăn khoảng 8% so với ngày họ không dùng cà phê. Trên thực tế, hạt cà phê có 1 tỷ lệ nhất định một số chất khoáng như Mg, Ca, K và những hợp chất chống oxy hoá hữu ích. Tuy nhiên, những lợi ích nhỏ và trên cơ sở dài hạn của những vi chất không bù trừ nổi với những cái hại lớn hơn và đôi khi tức thì của caffeine trong cà phê. Do đó có thể nói những hợp chất chống oxy hoá trong hạt cà phê có tác dụng tốt cho việc phòng ngừa ung thư, tim mạch hoặc tiểu đường nhưng không thể nói uống nhiều cà phê giúp phòng ngừa những căn bệnh nầy.
Cà phê giúp chữa mất trí nhớ?
Đặc biệt, mới đây một nghiên cứu[vi] của các nhà khoa học trường Đại học Nam Florida đã cho thấy cà phê có khả năng cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh Alkzheimer’s, loại bệnh mất trí nhớ hay xảy ra ở người già. Nghiên cứu trên những con chuột thí nghiệm được chuyển đổi gen để gây ra bệnh Alkzheimer’s đã cho thấy liều tương đương với 5 cốc cà phê mỗi ngày trong thời gian 2 tháng làm giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh nầy. Kháo sát cho biết chuột bệnh không chỉ đã đáp ứng tốt hơn với những trắc nghiệm về trí nhớ, sự suy nghỉ mà còn giảm đến 50% những mãng bám beta myloid, loại protein đặc trưng thường xuất hiện và phá huỷ tế bào thần kinh trong não người bệnh.
Trước đó, một nghiên cứu[vii] phối hợp của các nhà khoa học trường Đại học Kuopio, Phần Lan, Viện Karolinski ở Stockholm, Thuỵ Điển và Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết những người trung niên thường dùng cà phê với lượng “trung bình” từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ ở tuổi già.
Điều dễ nhận thấy trong cả 2 nghiên cứu trên là lượng cà phê đủ để tạo ra tác dụng ngăn chận suy giảm trí nhớ vẫn được xem là quá cao nên không thể chấp nhận được đối với các đối tượng có thần kinh dễ bị kích thích, cao huyết áp, mất ngủ.
Cà phê có gây vô sinh?
Có nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng trên 300mg[viii] coffeine mỗi ngày giảm phân nửa khả năng thụ thai so với người không dùng cà phê. Đối với các sản phụ, dùng đến 4 hay 5 ly cà phê mỗi ngày có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, cơ quan kiểm soát thực phẩm Anh quốc khuyên phụ nữ không nên dùng quá 200mg coffeine mỗi ngày[ix]. Ngoài ra, dùng nhiều cà phê làm tăng tính acid trong cơ thể, tăng khả năng bị stress, làm giảm sự hấp thu một số chất khoáng như sắt, Ca, K, Mg và làm hao hụt nhiều sinh tố như các sinh tố nhóm B, sinh tố C nên không có lợi cho sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm nếu chỉ dùng 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày.
Cà phê có gây nghiện?
Cà phê là một chất kích thích nên có thể gây nghiện là điều dễ hiểu. Ở những người chỉ dùng 1 ly cà phê mỗi ngày vào những thời điểm nhất định. Khi đến “cử” đó mà không có cà phê, không chỉ là nhớ nhớ mà bạn sẽ dễ cảm thấy uể oải, ngáy dài ngáp vắn. Tuy nhiên, chỉ như vậy vẫn không xem là nghiện. Nghiện cà phê là hội chứng bệnh lý ở những người có sự lệ thuộc vào cà phê để giữ được sự bén nhạy bình thường về tâm lý khiến phải dùng cà phê hàng ngày với khuynh hướng gia tăng liều lượng. Hội chứng nầy có thể bao gồm hàng loạt những rối loạn[x] như căng thẳng, lo sợ, tim đập nhanh, mệt mõi, mất ngủ, bất lực, rối loạn kinh nguyết, cao huyết áp, loét dạ dày. . . Chưa kể đến lượng đường hoặc những hoá chất hương liệu kèm theo cà phê, việc dùng thường xuyên với liều cao chất kích thích nầy sẽ gây nhiều tác hại. Trong quyển Staying Healthy with Nutrition, Tiến sĩ Elson Haas khuyên những đối tượng nầy nên tìm cách giảm dần lượng cà phê dùng hàng ngày bằng cách uống thêm nhiều nước cốt rau quả và năng vận động. Những biện pháp nầy vừa giúp giải độc, tăng tính kiềm trong cơ thể lại có thể giúp người bệnh dễ vượt qua các triệu chứng khó chịu của cơn nghiện.
Nói chung, cà phê là một thức uống phổ thông, ưa dùng. Do đó, không nhất thiết phải kiêng cử hẳn. Tuy nhiên không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày. Có thể uống lúc sáng sớm hoặc uống trước khi tập thể dục. Không nên uống liền trước khi vào phòng thi hoặc đi phỏng vấn. Không nên uống liền sau khi ăn để không ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hoá. Không uống sau 2 giờ chiều để tránh làm rối loạn giấc ngủ. Những người dễ bị căng thẳng, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người cao huyết áp, đái tháo đường nên chọn dùng loại cà phê đã rút bỏ caffeine.
Theo dõi Phổ biến Email Ghi cảm nhận


Cảm nhận:
Chưa có phản hồi (Cảm nhận) công khai nào.
Vui lòng đăng nhập để ghi cảm nhận.
Bài viết cùng thời điểm:
Bài trước: TINH HOA VI TINH TIN HOC 2011 PHAN VII
Bài sau: Tinh HOa TIENG VIET 2011 tran le vinh
Bài viết cùng chuyên mục:
CÁCH TÍNH TRỨNG RỤNG VÀ CHỌN NGÀY THỤ THAI- TRAN LE VINH
NHAC AN DO - VO TON NGHO KHONG
CHAN DOAN HINH ANH DA KHOA 2012 - bs tran ngoc vinh
Chia sẻ cộng đồng:
[Tình yêu ruột thịt] Con là tất cả sự sống của mẹ
[Ly hôn, ngoại tình] Ngoại tình ,Đúng hay sai
[Cảm xúc, nỗi niềm] SUY NGẪM CUỐI TUẦN: CÂU CHUYỆN KHIẾN TÔI RƠI LỆ

hân biệt các hình thức siêu âm thai 2D, 3D và 4D


Phân biệt các hình thức siêu âm thai 2D, 3D và 4D
Thảo luận trong 'Từ trứng – bào thai'

Hồng Tâm
Hồng Tâm
Moderator
Tham gia ngày: 26/8/14
Bài viết:867
(Yeutre.vn) Hiện nay, khi đi khám thai, bạn sẽ thấy có nhiều hình thức siêu âm như siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 4D… Vậy mỗi hình thức siêu âm này khác nhau như thế nào và thời điểm nào sử dụng hình thức nào cho đúng. Vấn đề này bạn sẽ tìm hiểu cùng yeutre.vn nhé.







Sieu an 2D.
Siêu âm giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. ​

Siêu âm 2D

Siêu âm 2D thường được thực hiện với mục đích chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi,… Thông thường, siêu âm 2D thực hiện từ khi mẹ mang thai cho tới giữa 18-20 tuần của tuổi thai.

Siêu âm 2D mang đến cho mẹ hình ảnh 3 chiều đen trắng về một thai nhi mới hình thành, chưa quá rõ hình hài, giúp các bác sĩ theo dõi được sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D cũng là siêu âm 3 chiều nhưng cho hình ảnh màu, khi này, thai cũng khá lớn và có thể nhìn tương đối rõ hình hài của thai nhi. Siêu âm này cho hình ảnh với kích cỡ lớn hơn, rõ hơn, tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D thực sự không tốt như siêu âm 2D.







Siêu âm 3D không phát hiện các dị tật và đưa ra tuổi thai chuẩn xác như 2D, đó là lí do, các bác sĩ thường sử dụng 2D với mục đích kiểm tra những bất thường ở thai nhi.

Siêu âm 4D

me-biet-gi-ve-sieu-am-3d-4d-1.
Siêu âm 4D cho mẹ nhìn thấy những hình ảnh rõ nhất về con. ​

Khá giống với siêu âm 3D, siêu âm 4D cho ra đời hình ảnh 3D động, thông qua siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy những cử động đáng yêu của con, thậm chí có thể lưu lại trong VCD để làm kỷ niệm. Thông thường, thai ở độ tuổi khá lớn (3 tháng cuối thai kỳ) mới sử dụng phương pháp siêu âm này. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, siêu âm 4D không thực sự tốt cho mẹ và thai nhi, do quá trình siêu âm diễn ra lâu, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tia bức xạ từ máy siêu âm.

Những ký hiệu thông thường mẹ bầu cần biết khi đọc kết quả siêu âm:

DS: Dự kiến ngày sinh

TT:Tim thai

TT(+): Tim thai nghe thấy

TT(-): Tim thai không nghe thấy

BCTC: Bề cao tử cung

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao

KC: Kỳ kinh cuối

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu

Para 0000: Phụ nữ sinh con so

TSG: Tiền sản giật

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, xoay sau thế nào.

NC: Nhẹ cân

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)

BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)

TTD: Đường kính ngang bụng

APTD: Đường kính trước và sau bụng

AF : amniotic fluid (nước ối)

AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA : gestational age (tuổi thai)

FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).

MLT: Mổ lấy con.

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.

Những điều cần lưu ý khi siêu âm thai

- Nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi siêu âm có cần phải nhịn tiểu không vì một số trường hợp phải nhịn tiểu để giúp bàng quang bị đầy lên và nâng tử cung của bạn cao hơn một chút trong khung xương chậu, làm cho hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn.
- Nếu muốn xác định chính xác thai ngoài tử cung hay trong tử cung, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm qua ngã âm đạo, nghĩa là siêu âm trong âm đạo thay vì siêu âm ở ngoài vùng bụng.
- Ngoài ra, các mẹ cũng lưu ý, mặc dù siêu âm giúp các bác sĩ phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi nhưng không có nghĩa là chính xác 100%, có nhiều trường hợp, khi bé được sinh ra bác sĩ mới phát hiện dị tật ở bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)​


VIEM SINH DUC bstranlevinh

VIEM SINH DUC bstranlevinh
Link cố định 23/11/2010@10h16, 69 lượt xem, viết bởi: bsvinh73
Chuyên mục: Nhật ký
I. Đại cương
Viêm phần phụ cấp là tổn thương hay gặp. Thường gặp ở người trẻ đường vào của bệnh là qua cổ tử cung ( viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung), qua TC vào vòi trứng hoặc đường bạch mạch, cũng có khi do đường máu
II. Nguyên nhân:
Do người chồng: Phần lớn do bệnh lây lan theo đường tình dục, lậu chiếm 40%, Chlammydia độ 40%.
Do thầy thuốc: Do thăm khám, làm các thủ thuật nạo hút thai, đặt DCTC, đỡ đẻ, KSTC, chụp TCVT... không vô trùng
Đặt dụng cụ tử cung cũng là một yếu tố thuận lợi
Do nội sinh: Mất cân bằng nội tiết, miễn dịch làm cho các vi khuẩn ở âm đạo, cổ TC trở nên gây bệnh
III. Mầm bệnh:
Lậu cầu. Chlamydia trachomatis, các vi trùng yếm khí, E.Coli, liên cầu, tụ cầu phối hợp
Các nguy cơ thường gặp: tuổi trẻ các chất nhầy ở cổ tử cung nhiều, vệ sinh phụ nữ chưa đảm bảo, hoạt động tình dục mạnh, quan hệ tình dục rộng rãi, mang dụng cụ tử cung
IV. Chẩn đoán:
1. Hình thái lâm sàng điển hình:
Trên phụ nữ trẻ, đau hạ vị và 2 hố chậu, sốt, khí hư bẩn
Nắn vùng hạ vị đau, phản ứng nhẹ
Đặt mỏ vịt thấy khí hư chảy từ trong buồng tử cung ra, âm đạo cổ tử cung đỏ.
Thăm khám trong âm đạo nắn cổ tử cung đau, 2 phần phụ phù nề, nắn đau
2. Hình thái không điển hình:
50% các trường hợp không sốt, 20% chỉ đau 1 bên hố chậu, 40% có rong kinh
Các hình thái bán cấp thường gặp do Chlamydia hoặc do dùng kháng sinh ngay từ đầu nên sốt ít, khám TC bình thường hoặc có 1 khối bên cạnh TC nắn đau
Chẩn đoán phân biệt: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, chửa ngoài tử cung, huyết tụ thành nang, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng xoắn
V. Xét nghiệm:
Máu: BC đa nhân cao ( 50% sốlượng bình thường, tốc độ máu lắng ít có giá trị
Chẩn đoán huyết thanh với Chlamydia, với giang mai
Bệnh phẩm ở âm đạo và cổ tử cung ít có giá trị. Bệnh phẩm ở vòi trứng và ổ bụng có giá trị nhiều ( qua soi hay mở bụng)
Tiến triển: Nếu điều trị đúng và kịp thời sau 48h bệnh nhân hết đau, sốt, triệu chứng thực thể giảm. Cần điều trị kháng sinh đủ liều
Nếu siêu âm đường âm đạo ĐK khối viêm > 8cm có chỉ định phẫu thuật tránh vỡ khối mủ vào ổ bụng
Di chứng: ứ nước vòi trứng, trở thành viêm phần phụ mãn tính, vô sinh do tắc dính vòi trứng.
VI. Điều trị:
Chlamydia dùng nhóm Quinolon ( Oflocet 200mg tiêm TM 2lần/ ngày hay Metronidazol 250mg 3lần/ ngày) Tetracyclin đường TM ( Vibramicin) TM 100mg x 3lần/ ngày
Lậu cầu: Cephalosporin thế hệ 3- Claforal 3g tiêm TM trong 24h kết hợp với Metronidazol
Các bệnh nhân khác vi khuẩn thường là Enterobacterie, yếm khí, Haemophilus, liên cầu.
Thường dùng kháng sinh TM trong 7 ngày sau đó dùng đường uống đến khi hết các triệu chứng lâm sàng
Nghỉ ngơi tuyệt đối, chống viêm bằng Cocticoit ( 0,5mg x 3viên/ ngày), chỉ bắt đầu dùng khi có tác dụng của kháng sinh, dùng trong 1 tháng
Chỉ can thiệp phẫu thuật khi điều trị nội khoa không kết quả. Dẫn lưu mủ qua ổ bụng hay mở cùng đồ. Phẫu thuật mở ổ bụng khi có viêm phúc mạc
Điều trị dự phòng: Điều trị khỏi bệnh lậuPhát hiện và điều trị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung
Vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật sản khoa
Theo dõi Phổ biến Email Ghi cảm nhận

Tập thể dục phòng bệnh đau lưng - bsvinh73


Được đăng bởi vinhBs vào lúc 18:35
ongthuy78https://bstranlevinh.wordpress.com/
By thuyct on November 20, 2012 9:14 am in Phòng bệnh đau lưng / no comments


Tập thể dục phòng bệnh đau lưng
Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng của một bệnh về xương khớp hoặc do tuôi cao. Nhưng có những nguyên nhân do những thói quen không tốt, Một số lời khuyên sau có thể giúp bạn phòng và điều trị được bệnh đau lưng. 1. Tăng cường bổ xung Vitamin D và Canxi Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức mạnh của xương. Chúng cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau ở lưng. Bạn có thể bổ sung vitamin D và canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh… 2. Hãy giảm trọng lượng nếu bạn thừa cânNếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh. 3. Không hút thuốc Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng. 4. Hãy cẩn thận khi nâng vật nặng Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau. 5. Bạn hãy tập thể dục Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop – trưởng khoa Thần kinh cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ… để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể. 6. Tránh những tư thế “xấu” Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế không đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.

TIM MACH 2016 tran le vinh

GIẢI PHẪU SINH LÝ TIM




I. GIẢI PHẪU
1. Hình thể ngoài
- Tim nằm trong trung thất trước, giữa 2 phổi, trên cơ hoành, hơi lệch sang trái.
- Trục của tim là trục hướng từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
- Tim có hình tháp 3 mặt, 1 đỉnh và 1 nền.
+ Mặt trước.
+ Mặt trái (mặt bên).
+ Mặt sau dưới.
a. Mặt trước (mặt ức sườn)
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
- Ngăn cách với nhau bởi rãnh nhĩ thất (rãnh vành), phía trên là nhĩ phải, phía dưới là các buồng thất (chủ yếu là thất phải).
- Các buồng thất được chia ra bởi rãnh liên thất, trong đó 3/4 là thất phải, 1/4 là thất trái.
- Mặt trước tiếp xúc trực tiếp với thành ngực theo
một diện hình tam giác giới hạn bởi 3 điểm :
+ Mũi ức.
+ Sụn sườn 5 cách bờ trái xương ức 2 cm.
+ Mỏm tim.
Khi chọc kim vào buồng tim phải chọc vào khoang gian sườn 5 sát bờ xương ức.
b. Mặt dưới (mặt hoành)
- Liên quan với tâm hoành, qua đó liên quan với mặt trên gan và túi hơi dạ dày.
- Có rãnh nhĩ thất (rãnh vành), chia làm 2 phần :
+ Nhĩ : chủ yếu là nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ vào.
+ Thất : có rãnh liên thất chia làm đôi : thất trái rộng, thất phải hẹp.
c. Mặt trái (mặt bên)
- Có nhĩ trái với 4 tĩnh mạch phổi đổ vào và 1 phần thất trái.
- Liên quan với phổi và màng phổi bên trái.

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]



d. Nền (đáy tim)
- Có rãnh liên nhĩ, chia làm 2 phần : nhĩ trái và nhĩ phải. Nhĩ phải liên quan với dây hoành phải, nhĩ trái liên quan ở mặt sau với thực quản.
- Nền tim có các mạch máu lớn đổ về : quai động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phổi.
e. Đỉnh tim
- đối chiếu lên thành ngực ở khoang gian sườn 5 đường giữa đòn.
2. Hình thể trong
Tim chia làm 2 nửa : phải và trái bởi vách liên nhĩ thất.
a. Vách liên nhĩ thất
- Vách liên nhĩ nằm giữa 2 tâm nhĩ, có lỗ Botal thông giữa 2 tâm nhĩ ở giai đoạn phôi thai.
- Vách nhĩ thất nằm giữa nhĩ phải và thất trái, coi như một phần của vách liên thất.
- Vách liên thất nằm giữa 2 tâm thất.
b. các tâm thất
- trong các tâm thất có các cột cơ chia làm 3 loại :
+ Trụ cơ : 1 đầu có những thừng gân chằng vào van tim.
+ Cầu cơ : có 2 đầu dính vào thành tim.
+ Gờ cơ : chỉ lồi vào mặt trong thành tim.
- Các lỗ nhĩ thất : ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất
- Giữa nhĩ phải và thất phải có van 3 lá gồm : lá trước, lá dưới, lá trong.
- Giữa nhĩ trái và thất trái có van 2 lá (van mũ ni) gồm 1 lá ngoài và 1 lá trong, lá trong lớn hơn lá ngoài.
- Các lỗ động mạch ngăn cách giữa tâm thất với 1 động mạch lớn, trong có van tổ chim (sigma), thất trái nối với động mạch chủ, thất phải nối với động mạch phổi.
+ Van động mạch phổi có 3 lá : lá trước và 2 lá sau bên.
+ Van động mạch chủ có 3 lá : lá sau và 2 lá trước bên.
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


- Thất trái dày hơn thất phải. Thất trái có 2 thành (thành ngoài và thành trong), thất phải có 3 thành (thành trước, thành dưới và thành trong).
c. Các tâm nhĩ

- Thành mỏng hơn các tâm thất.
- Mỗi tâm nhĩ có 1 ngách hướng ra trước gọi là tiểu nhĩ.
3. Các màng tim
a. Nội tâm mạc : dính lên mặt trong của buông tim (kể cả van tim). Nội tâm mạc có thể bị viêm gây hẹp hở van tim, bị xước hay rách gây đông máu, tắc mạch.
b. Ngoại tâm mạc : là 1 túi kín gồm có bao sợi ở ngoài và bao thanh mạc ở trong.
- Bao thanh mạc có 2 lá : lá thành và lá tạng phủ mặt trong bao sợi. Ở giữa có 1 ổ ảo (ổ tâm mạc), có thể chứa dịch khi bị viêm.
- Bao sợi : bọc ở phía ngoài bao thanh mạc.
4. Cấp máu
a. Động mạch
- Tim được nuôi bởi 2 động mạch vành (ĐMV) : vành trái ở trước, vành phải ở sau, đều tách ra từ quai động mạch chủ, ngay trên van tổ chim.
- Mạch vành là mạch duy nhất được cấp máu trong kỳ tâm trương.
- Hệ mạch vành không có ngành nối với các động mạch khác khi xơ cứng ĐMV hoặc tắc mạch vành làm rối loạn dinh dưỡng cơ tim và đột tử.
* ĐMV trái
- Đi trong rãnh liên thất trước, tới mỏm tim, vòng ra sau nối tiếp với ĐMV phải.
- Nhánh bên
+ Nuôi động mạch chủ, động mạch phổi.
+ Các nhánh nuôi tâm thất.
+ Nhánh mũ (nhánh tâm nhĩ trái) : đi trong rãnh nhĩ thất, quặt sang trái, vòng xuống mặt dưới tim, nối với ĐMV phải hoặc tận hết ở mặt trái hoặc mặt dưới.
* ĐMV phải
- Đi trong rãnh nhĩ thất, quặt xuống rãnh liên thất sau, tận hết ở mỏm
- Nhánh bên :
+ Nuôi động mạch chủ và động mạch phổi.
+ Nhánh tâm nhĩ trước : nuôi tâm nhĩ và vách liên nhĩ.
+ Nhánh bờ phải.
+ Các nhánh tâm thất : đi trong rãnh liên thất sau.

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


b. Tĩnh mạch vành (TMV)
Gồm có TMV lớn, tĩnh mạch tim nhỏ, và tĩnh mạch Tebesius
* TMV lớn :
- Bắt đầu từ đỉnh tim, đi trong rãnh liên thất trước, vòng sang rãnh nhĩ thất, phình ở đoạn cuối thành xoang vành, đổ vào nhĩ phải.
- Đổ vào xoang vành có :
+ Tĩnh mạch tim giữa (tĩnh mạch liên thất dưới).
+ Tĩnh mạch tim(TMV bé).

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


* Tĩnh mạch tim nhỏ
- Là tĩnh mạch của thất phải, đổ thẳng vào nhĩ phải.
* TM Tebesius
- Là tĩnh mạch của thành tim đổ vào các tâm nhĩ và tâm thất.

5. Hệ dẫn truyền của tim (xem kỹ ở bài ECG).

- Gồm các thành phần :
+ Nút xoang nhĩ (nút Keith - Flack).
+ Các đường dẫn truyền liên nút.
+ Nút nhĩ thất (Nút Tawara).
+ Bó His tách thành 2 nhánh phải và trái. Nhánh trái tách thành nhánh trước trên và nhánh trái sau dưới.
+ Mạng Purkinje.
- Luồng kích thích đi từ nút xoang --nút nhĩ thất --Bó his --Mạng Purkinje.
6. Thần kinh thực vật của tim
a. Hệ giao cảm
- Có 3 dây :
+ Dây trên từ hạch cổ trên
+ Dây giữa từ hạch cổ giữa
+ Dây dưới ở hạch sao
b. Hệ phó giao cảm
- Có 3 dây xuất phát từ dây X
+ Dây trên tách từ cổ
+ Dây giữa tách từ dây quặt ngược
+ Dây dưới ở phần ngực

II. SINH LÝ
1. Tính hưng phấn của cơ tim
- Cơ tim có khả năng tạo ra điện thế hoạt động dưới tác động của xung điện phát ra từ hệ thống dẫn truyền của tim. Bản chất chính là sự trao đổi ion bên ngoài và bên trong màng tế bào. Quá trình khử cực và tái cực điện tim có 4 pha :
+ Pha 0 (Điện thế nghỉ) : Na+ đi vào trong tế bào qua kênh natri.
+ Pha 1 (Khử cực sớm) : Kênh natri đóng lại, kênh kali mở ra, K+ trong tế bào ra ngoài tế bào.
+ Pha 2 (Bình nguyên) : Ca2+ đi vào tế bào qua kênh Na-Ca. Đồng thời K+ đi ra ngoài tế bào.
+ Pha 3 (Tái phân cực) : K+ qua kênh kali ra ngoài tế bào.
+ Pha 4 (Hồi cực) : Nhờ vào các Bơm Na-Ca và Na-K để đưa Na+ ra và K+ vào trở lại tế bào.
- Sau một kích thích, tính hưng phấn của cơ
tim biến đổi qua 4 giai đoạn :
+ Giai đoạn trơ tuyệt đối.
+ Giai đoạn trơ tương đối.
+ Giai đoạn hưng vượng
+ Giai đoạn phục hồi.
Kích thích cơ tim vào 3 giai đoạn sau sẽ
gây ngoại tâm thu. [Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]

2. Chu chuyển tim


[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
CHU CHUYỂN TIM SINH LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
3. Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
a. Cung lượng tim (cardiac output - CO)
- Cung lượng tim được hiểu là thể tích máu tống đi từ tâm thất trái trong vòng 1 phút. Đơn vị của CO là lit/phút. Ở người trưởng thành, bình thường CO đạt khoảng 4 - 5 lit/phút.


- Cung lương tim được tính theo công thức :
CO = SV . HR
Trong đó :

+ SV (stroke volume) thể tích tâm thu là thể tích máu được thất trái
tống đi sau mỗi nhát bóp (đơn vị : ml).
+ HR (heart rate) tần số tim (đơn vị : bpm)

Bình luận mới

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN 2016

bệnh lý thường gặp trong siêu âm chẩn đoán (BS

https://vnvista.com/bsvinh73/benh-ly-thuong-gap-trong-sieu-am-chan-doan-bs-111732 bệnh lý thường gặp trong siêu âm chẩn đoán (BS    Jan 20 2013, 04:11 PM     Bởi: bsvinh73  Các bệnh lý thường gặp trong siêu âm chẩn đoán (BS...
Xem thêm

DANH MỤC SIÊU ÂM 2016 TRANLEVINH -LETHIHONGTHUY37- TRANGBONG567

            DANH MỤC SIÊU ÂM   1, Siêu âm tim mạch 2, Siêu âm ổ bụng (Gan, lách, thận tụy , bàng quang , tử cung, đại tràng, tiểu tràng , tiền liệt tuyến , mạc treo , mạc nối ) 3, Siêu âm tuyến giáp màu 4, Siêu âm tuyến thượng thận 5, Siêu âm tuyến vú 6, Siêu âm...
Xem thêm

CÁCH TÍNH TRỨNG RỤNG VÀ CHỌN NGÀY THỤ THAI- TRAN LE VINH

Link cố định 20/01/2013@16h16, 165 lượt xem, viết bởi: bsvinh73 
Chuyên mục: Nhật ký

Để tăng khả năng có thai, nhân viên y tế thường khuyên bạn canh giao hợp quanh ngày rụng trứng. Quanh thời điểm rụng trứng là lúc người phụ nữ dễ có thai nhất. Có nhiều cách xác định thời điểm rụng trứng:

- Nếu bạn có chu kỳ kinh thật đều, 28 ngày 1 lần, thì ngày rụng trứng thướng là ngày thứ 14 kể từ ngày bắt đầu hành kinh.

- Theo dõi nhiệt độ mỗi sáng từ ngày bắt đầu có kinh. Sau khi rụng trứng nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng khoảng 0,5oC. Thử nước tiểu mỗi 12 giờ khoảng 2 ngày trước thời điểm nghi ngờ rụng trứng. Trứng thường rụng trong vòng một ngày sau khi test dương tính.

- Nếu có kích thích buồng trứng, rụng trứng thừng xảy ra 36 giờ sau khi tiêm thuốc hCG (Prygnyl, Profasi).
Tinh trùng có thể sống được trong cơ thể phụ nữ sau 3-4 ngày, trong khi trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng. Do đó, bạn nên giao hợp cách ngày 1 lần, từ 3-4 ngày trước thời điểm nghi ngờ rụng trứng cho đến 1 đến 2 ngày sau khi xác định có rụng trứng.

Giải đáp một số thắc mắc :

Hỏi: Chúng tôi lập gia đình 5 năm, không kế hoạch gì cả nhưng vẫn chưa có con. Cả hai vợ chồng cùng đi khám ở BV Từ Dũ. Xét nghiệm tinh trùng bình thường, chụp xquang 2 vòi trứng bình thường, thử nội tiết bình thường, chu kỳ kinh của tôi không đều, có khi 25 ngày, có khi trên 40 ngày. Bác sĩ cho uống thuốc kích thích trứng, cho siêu âm theo dõi trứng, đến khoảng ngày rụng trứng bác sĩ dặn 2 vợ chồng gần nhau liên tiếp 3 ngày. Đã 3 tháng như vậy mà chưa có kết quả, có nên coi là "hết đường" không? Gần nhau liên tiếp như vậy làm sao có tinh trùng đủ?

(Hoàng Lan - Q. 8)

Trả lời: Chu kỳ kinh không đều thì việc xác định ngày rụng trứng là khó khăn, cho nên bác sĩ phải cho uống thuốc kích thích sự phát triển của trứng, để chủ động tính ngày rụng trứng.

Không nên gọi là "đã 3 tháng" mà không có kết quả, chỉ nên xem là "mới có 3 tháng". Việc điều trị hiếm muộn cần kiên nhẫn và tuân theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ. Sẽ còn nhiều bước nữa, chứ không phải chỉ mới uống thuốc và siêu âm canh trứng đã là "hết đường" đâu.

Trong những ngày rụng trứng, bác sĩ khuyên nên gần nhau 3 ngày liên tiếp vì: Trong những ngày rụng trứng, không biết chính xác trứng rụng ngày nào, giờ nào, cho nên cứ phải chuẩn bị saün sàng, hễ trứng rụng lúc nào là có tinh trùng chờ saün bắt dính luôn.

Vẫn biết rằng, liên tục 3 ngày liền, "chất lượng" sẽ có phần suy giảm, tuy nhiên, vì sự "cần thiết cấp bách", cho nên, thà "có ít" còn hơn "không có gì".

BStran Le VINH BV DK Thanh HoaTel 0989315973