Guestbook

TIM MACH 2016 tran le vinh

GIẢI PHẪU SINH LÝ TIM




I. GIẢI PHẪU
1. Hình thể ngoài
- Tim nằm trong trung thất trước, giữa 2 phổi, trên cơ hoành, hơi lệch sang trái.
- Trục của tim là trục hướng từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
- Tim có hình tháp 3 mặt, 1 đỉnh và 1 nền.
+ Mặt trước.
+ Mặt trái (mặt bên).
+ Mặt sau dưới.
a. Mặt trước (mặt ức sườn)
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
- Ngăn cách với nhau bởi rãnh nhĩ thất (rãnh vành), phía trên là nhĩ phải, phía dưới là các buồng thất (chủ yếu là thất phải).
- Các buồng thất được chia ra bởi rãnh liên thất, trong đó 3/4 là thất phải, 1/4 là thất trái.
- Mặt trước tiếp xúc trực tiếp với thành ngực theo
một diện hình tam giác giới hạn bởi 3 điểm :
+ Mũi ức.
+ Sụn sườn 5 cách bờ trái xương ức 2 cm.
+ Mỏm tim.
Khi chọc kim vào buồng tim phải chọc vào khoang gian sườn 5 sát bờ xương ức.
b. Mặt dưới (mặt hoành)
- Liên quan với tâm hoành, qua đó liên quan với mặt trên gan và túi hơi dạ dày.
- Có rãnh nhĩ thất (rãnh vành), chia làm 2 phần :
+ Nhĩ : chủ yếu là nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ vào.
+ Thất : có rãnh liên thất chia làm đôi : thất trái rộng, thất phải hẹp.
c. Mặt trái (mặt bên)
- Có nhĩ trái với 4 tĩnh mạch phổi đổ vào và 1 phần thất trái.
- Liên quan với phổi và màng phổi bên trái.

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]



d. Nền (đáy tim)
- Có rãnh liên nhĩ, chia làm 2 phần : nhĩ trái và nhĩ phải. Nhĩ phải liên quan với dây hoành phải, nhĩ trái liên quan ở mặt sau với thực quản.
- Nền tim có các mạch máu lớn đổ về : quai động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phổi.
e. Đỉnh tim
- đối chiếu lên thành ngực ở khoang gian sườn 5 đường giữa đòn.
2. Hình thể trong
Tim chia làm 2 nửa : phải và trái bởi vách liên nhĩ thất.
a. Vách liên nhĩ thất
- Vách liên nhĩ nằm giữa 2 tâm nhĩ, có lỗ Botal thông giữa 2 tâm nhĩ ở giai đoạn phôi thai.
- Vách nhĩ thất nằm giữa nhĩ phải và thất trái, coi như một phần của vách liên thất.
- Vách liên thất nằm giữa 2 tâm thất.
b. các tâm thất
- trong các tâm thất có các cột cơ chia làm 3 loại :
+ Trụ cơ : 1 đầu có những thừng gân chằng vào van tim.
+ Cầu cơ : có 2 đầu dính vào thành tim.
+ Gờ cơ : chỉ lồi vào mặt trong thành tim.
- Các lỗ nhĩ thất : ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất
- Giữa nhĩ phải và thất phải có van 3 lá gồm : lá trước, lá dưới, lá trong.
- Giữa nhĩ trái và thất trái có van 2 lá (van mũ ni) gồm 1 lá ngoài và 1 lá trong, lá trong lớn hơn lá ngoài.
- Các lỗ động mạch ngăn cách giữa tâm thất với 1 động mạch lớn, trong có van tổ chim (sigma), thất trái nối với động mạch chủ, thất phải nối với động mạch phổi.
+ Van động mạch phổi có 3 lá : lá trước và 2 lá sau bên.
+ Van động mạch chủ có 3 lá : lá sau và 2 lá trước bên.
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


- Thất trái dày hơn thất phải. Thất trái có 2 thành (thành ngoài và thành trong), thất phải có 3 thành (thành trước, thành dưới và thành trong).
c. Các tâm nhĩ

- Thành mỏng hơn các tâm thất.
- Mỗi tâm nhĩ có 1 ngách hướng ra trước gọi là tiểu nhĩ.
3. Các màng tim
a. Nội tâm mạc : dính lên mặt trong của buông tim (kể cả van tim). Nội tâm mạc có thể bị viêm gây hẹp hở van tim, bị xước hay rách gây đông máu, tắc mạch.
b. Ngoại tâm mạc : là 1 túi kín gồm có bao sợi ở ngoài và bao thanh mạc ở trong.
- Bao thanh mạc có 2 lá : lá thành và lá tạng phủ mặt trong bao sợi. Ở giữa có 1 ổ ảo (ổ tâm mạc), có thể chứa dịch khi bị viêm.
- Bao sợi : bọc ở phía ngoài bao thanh mạc.
4. Cấp máu
a. Động mạch
- Tim được nuôi bởi 2 động mạch vành (ĐMV) : vành trái ở trước, vành phải ở sau, đều tách ra từ quai động mạch chủ, ngay trên van tổ chim.
- Mạch vành là mạch duy nhất được cấp máu trong kỳ tâm trương.
- Hệ mạch vành không có ngành nối với các động mạch khác khi xơ cứng ĐMV hoặc tắc mạch vành làm rối loạn dinh dưỡng cơ tim và đột tử.
* ĐMV trái
- Đi trong rãnh liên thất trước, tới mỏm tim, vòng ra sau nối tiếp với ĐMV phải.
- Nhánh bên
+ Nuôi động mạch chủ, động mạch phổi.
+ Các nhánh nuôi tâm thất.
+ Nhánh mũ (nhánh tâm nhĩ trái) : đi trong rãnh nhĩ thất, quặt sang trái, vòng xuống mặt dưới tim, nối với ĐMV phải hoặc tận hết ở mặt trái hoặc mặt dưới.
* ĐMV phải
- Đi trong rãnh nhĩ thất, quặt xuống rãnh liên thất sau, tận hết ở mỏm
- Nhánh bên :
+ Nuôi động mạch chủ và động mạch phổi.
+ Nhánh tâm nhĩ trước : nuôi tâm nhĩ và vách liên nhĩ.
+ Nhánh bờ phải.
+ Các nhánh tâm thất : đi trong rãnh liên thất sau.

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


b. Tĩnh mạch vành (TMV)
Gồm có TMV lớn, tĩnh mạch tim nhỏ, và tĩnh mạch Tebesius
* TMV lớn :
- Bắt đầu từ đỉnh tim, đi trong rãnh liên thất trước, vòng sang rãnh nhĩ thất, phình ở đoạn cuối thành xoang vành, đổ vào nhĩ phải.
- Đổ vào xoang vành có :
+ Tĩnh mạch tim giữa (tĩnh mạch liên thất dưới).
+ Tĩnh mạch tim(TMV bé).

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]


* Tĩnh mạch tim nhỏ
- Là tĩnh mạch của thất phải, đổ thẳng vào nhĩ phải.
* TM Tebesius
- Là tĩnh mạch của thành tim đổ vào các tâm nhĩ và tâm thất.

5. Hệ dẫn truyền của tim (xem kỹ ở bài ECG).

- Gồm các thành phần :
+ Nút xoang nhĩ (nút Keith - Flack).
+ Các đường dẫn truyền liên nút.
+ Nút nhĩ thất (Nút Tawara).
+ Bó His tách thành 2 nhánh phải và trái. Nhánh trái tách thành nhánh trước trên và nhánh trái sau dưới.
+ Mạng Purkinje.
- Luồng kích thích đi từ nút xoang --nút nhĩ thất --Bó his --Mạng Purkinje.
6. Thần kinh thực vật của tim
a. Hệ giao cảm
- Có 3 dây :
+ Dây trên từ hạch cổ trên
+ Dây giữa từ hạch cổ giữa
+ Dây dưới ở hạch sao
b. Hệ phó giao cảm
- Có 3 dây xuất phát từ dây X
+ Dây trên tách từ cổ
+ Dây giữa tách từ dây quặt ngược
+ Dây dưới ở phần ngực

II. SINH LÝ
1. Tính hưng phấn của cơ tim
- Cơ tim có khả năng tạo ra điện thế hoạt động dưới tác động của xung điện phát ra từ hệ thống dẫn truyền của tim. Bản chất chính là sự trao đổi ion bên ngoài và bên trong màng tế bào. Quá trình khử cực và tái cực điện tim có 4 pha :
+ Pha 0 (Điện thế nghỉ) : Na+ đi vào trong tế bào qua kênh natri.
+ Pha 1 (Khử cực sớm) : Kênh natri đóng lại, kênh kali mở ra, K+ trong tế bào ra ngoài tế bào.
+ Pha 2 (Bình nguyên) : Ca2+ đi vào tế bào qua kênh Na-Ca. Đồng thời K+ đi ra ngoài tế bào.
+ Pha 3 (Tái phân cực) : K+ qua kênh kali ra ngoài tế bào.
+ Pha 4 (Hồi cực) : Nhờ vào các Bơm Na-Ca và Na-K để đưa Na+ ra và K+ vào trở lại tế bào.
- Sau một kích thích, tính hưng phấn của cơ
tim biến đổi qua 4 giai đoạn :
+ Giai đoạn trơ tuyệt đối.
+ Giai đoạn trơ tương đối.
+ Giai đoạn hưng vượng
+ Giai đoạn phục hồi.
Kích thích cơ tim vào 3 giai đoạn sau sẽ
gây ngoại tâm thu. [Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]

2. Chu chuyển tim


[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
CHU CHUYỂN TIM SINH LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

[Only Registered Users Can See Links . Click Here To Register]
3. Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
a. Cung lượng tim (cardiac output - CO)
- Cung lượng tim được hiểu là thể tích máu tống đi từ tâm thất trái trong vòng 1 phút. Đơn vị của CO là lit/phút. Ở người trưởng thành, bình thường CO đạt khoảng 4 - 5 lit/phút.


- Cung lương tim được tính theo công thức :
CO = SV . HR
Trong đó :

+ SV (stroke volume) thể tích tâm thu là thể tích máu được thất trái
tống đi sau mỗi nhát bóp (đơn vị : ml).
+ HR (heart rate) tần số tim (đơn vị : bpm)

Bình luận mới